(TVVN). Khi Hiệp định Thương mại EVFTA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành logistics. Để tận dụng cơ hội này, cần có quyết sách phù hợp, thiết lập cơ sở hạ tầng đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm xây dựng dịch vụ được coi là xương sống của hội nhập và mạch máu của nền kinh tế.

Trăn trở về quy hoạch

Hiệp định Thương mại EVFTA có hiệu lực dự báo sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics, bởi Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài, với làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của nhiều nhà máy đến từ các nước trong khu vực. Đặc biệt EVFTA được dự báo sẽ là đòn bẩy để Việt Nam đón nhận nguồn vốn đầu tư lớn của các nước FDI.

Thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam gần đây đã trở lên sôi động với sự gia tăng của hợp đồng thuê đất và nhà máy tập trung nhiều ở khu công nghiệp và các tỉnh thành có cảng biển nước sâu trên cả nước. Do đó sự gia tăng này sẽ kéo theo nguồn cung dịch vụ vận tải logistic ở Việt Nam. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới, đồng thời là nền tảng thiết yếu để phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ logistics.

Logistics là mảnh đất tiềm năng cho khởi nghiệp

Logistics là mảnh đất tiềm năng cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, ngoài những nỗ lực đạt được vẫn còn tồn tại những bất cập lớn đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành này. Trong đó phải kể đến những rào cản liên quan tới Quy hoạch, như Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành và nhiều khó khăn còn tồn tại trong Văn bản đang quy định cho ngành dịch vụ logistics.

Mặt khác, doanh nghiệp logistics của chúng ta còn thiếu nhân lực về công nghệ, trong khi đó doanh nghiệp logistics ngoại không có thế mạnh về kho bãi, nhưng họ sở hữu được nhiều đơn hàng lớn có liên kết với doanh nghiệp nước ngoài do họ nắm bắt được công nghệ và nguyên nhân do tập quán bán hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Cần giải pháp đồng bộ để cải cách phát triển ngành logistics.

 Đứng trước cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài, các lợi thế của các Hiệp định Thương mại EVFTA, ngành logistics Việt Nam cần có giải pháp phù hợp để bứt phá phát triển.

Cần phát triển chiến lược ngành Logisctics đồng bộ với chiến lược phát triển hạ tầng của các ngành. Chẳng hạn như hạ tầng đường hành không, đường biển phải kết hợp với cảng biển; đường sắt cũng cần thúc đẩy để phát triển và phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có phương án kết nối giữa cửa khẩu biên giới và vận tải quốc tế được thuận tiện.

Chính phủ cần có chiến lược quy hoạch logistics đa phương thức nhằm giảm tối đa chi phí và thời gian vận chuyển, xếp dỡ. Thủ tục giám sát xuất nhập khẩu của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được tích hợp bằng Văn bản quy định của Việt Nam với thông lệ quốc tế, phù hợp theo quy định của Hiệp định song phương và đa phương.

Chính phủ nên có bài toán để cải cách phát triển ngành logistics.

Nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Cần thực hiện nhiều giải pháp phát triển đồng bộ, từ phát triển cụm cảng đến phát triển các trung tâm logistics nhằm khai thác được tối đa lợi thế của cảng biển. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phỏng mặt bằng.

Cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình giám sát phương tiện vận tải và cơ chế giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, có cơ chế giám sát song phương/đa phương để giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Chuẩn bị nguồn lao động chất xám, sử dụng nguồn quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tài trợ cho các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics. Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ để xây dựng năng lực thiết kế, lắp đặt và bảo trì các hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý vận tải, kho hàng, trung tâm phân phối... Hỗ trợ vốn hay các điều kiện làm việc ban đầu cho các doanh nghiệp có ý tưởng về giải pháp nền tảng điện tử

Doanh nghiệp logistic trong nước cần bổ sung rất nhiều yếu tố quan trọng về nguồn lực tài chính, quy mô năng lực, trình độ kỹ thuật cũng như mức độ tín nhiệm cao. Chính phủ cần chọn một số doanh nghiệp uy tín trong vận tải biển, dịch vụ logistics và tạo chính sách giúp họ có chiến lược đường dài như chính sách thuế, giảm lãi vay, hỗ trợ nguồn vốn cho vay vốn./.