(TVVN). Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam tự hào đã sáng tạo và xây đắp nên một nền văn hóa đặc sắc mà một trong những nét tiêu biểu ấy là truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Tôn sư nghĩa tôn trọng, kính trọng và đề cao người thầy dạy học, dạy nét chữ nét người, người truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ. Trọng đạo thể hiện qua việc trọng là tôn trọng, coi trọng và đạo là đạo lý, con đường làm người, đạo đức. Tôn sư trọng đạo được hiểu cụ thể là sự tôn kính của người học trò đối với người mang lại tri thức cho mình, coi trọng tri thức của bản thân đồng nghĩa với việc coi trọng người thầy người cô. Vai trò của thầy cô là quan trọng đối với tri thức của học trò và học trò là người tiếp nối tri thức mà thầy cô truyền đạt với tinh thần ham học hỏi và lòng biết ơn cao.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta truyền lại từ thời xa xưa thể hiện qua sự hiếu học của các sĩ tử thời xưa, thể hiện qua các kỳ thi quan trọng, thi tú tài, thi quan chức, đậu bảng danh đem lại niềm tự hào cho người thầy. Ngày này, truyền thống đó càng phải được phát huy và đó là lý do tại sao phải tôn sư trọng đạo. Tôn trọng và giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc cũng như tôn trọng những thành quả công lao trong nghề nhà giáo. 

Tôn sư trọng đạo là cần thiết thể hiện sự kính trọng đối với người thầy, người cô. Thầy cô là người dù đứng trước khó khăn không chỉ về kiến thức, về cuộc sống mà không ngừng trau dồi bản thân, mang những kiến thức hay, lý lẽ phải tới những mầm non tương lai của cuộc sống. Cuộc sống hiện đại vai trò của thầy cô luôn được đề cao, phải có sự kính trọng, biết ơn tới những người làm nghề nhà giáo thì các bạn trẻ mới biết trân trọng công sức của thầy cô, cha mẹ hay của chính bản thân các bạn bỏ ra.

Tôn sư trọng đạo còn thể hiện dân tộc ta là một dân tộc hiếu học cao, tôn vinh nghề nhà giáo chứng tỏ dân tộc ta là dân tộc luôn tiến đầu về tri thức và giáo dục thế hệ. Sự nghiệp trồng nghiệp luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực làm cho xã hội phát triển hơn. Như ông cha ta có câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khẳng định được “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” Tất cả những yếu tố đó đều liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo và nâng cao trách nhiệm trong việc tôn sư trọng đạo là cần thiết.

Rèn luyện tốt đạo đức tôn sư trọng đạo giúp các bạn chau đòi bản thân về kỹ năng sống tốt, khi biết kính trên đối với người lớn tuổi cũng như biết tôn trọng người thầy người cô của mình, giúp các bạn luôn có một tâm lý thoải mái và tích cực trong học tập, mối quan hệ giữa thầy cô và học trò luôn có sự gần gũi với nhau và kết quả đem lại cao.

Tôn sư trọng đạo cần thiết trong việc phát triển khả năng bản thân ở mỗi lĩnh vực. Kiến thức bản thân là chưa đủ, rèn luyện đạo đức cũng cần có trong quá trình học tập của các bạn trẻ và tôn sư trọng đạo là đạo lý cần thiết đối với học sinh sinh viên. Tôn sư trọng đạo còn giúp các bạn trong việc biết trân trọng cũng như biết yêu thương gia đình mình hơn, tôn trọng người dạy dỗ mình người nuôi nâng mình thể hiện qua ý thức thái độ không ngừng học tập và kết quả cao là sự thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô, cha mẹ.

Tôn sư trọng đạo là đạo lý tốt đẹp cần được phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Tôn sư trọng đạo còn được biểu hiện qua các câu tục ngữ mang giá trị cao như bài học đầy ý nghĩa và sâu sắc cho các bạn trẻ như “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay câu “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Những câu tục ngữ hay câu ca dao ngắn nhưng nội dung mang lại thể hiện rõ giá trị của người thầy trong việc truyền đạt tri thức của bạn trẻ./.